Chào mừng đến với Geek Playground

Với niềm yêu thích công nghệ, luôn tìm kiếm giải pháp xoay quanh việc tối ưu các vấn đề thường gặp. Mình dành thời gian cho dự án cá nhân này để học thêm các kỹ năng liên quan tới lập trình và các công nghệ phổ biến

​​Mình bắt tay vào xây dựng smarthome và tiện ích mình tự xây dựng từ 2022 tới hiện tại, qua nhiều cải tiến mình quyết định chia sẻ lại để các bạn có một lộ trình chơi đồ phù hợp.

Ban đầu, mình cần một thiết bị trung gian để đưa camera lên Apple Home, tuy nhiên phần cứng vẫn còn khá dư giả để làm nhiều chuyện khác nên mình đã tìm cách để tận dụng tối đa sức mạnh phần cứng để làm những việc hữu ích khác. Loạt bài viết dưới đây giúp bạn có thể tận dụng tối đa sức mạnh phần cứng của máy tính mà sẵn thì bạn cũng đã phải bật 24/7 trong nhà để làm nhiều việc khác hữu ích hơn.

Những gì mình có thể làm với HomeLAB

Hệ thống giải trí miễn phí

Bạn yêu thích nhiều series phim hay chiếu trên nhiều nền tảng khác nhau, mong muốn có thể xem sớm nhất khi được phát hành kể cả là bản CAM. Tôi thiết lập một hệ thống với nhiệm vụ
  • Tìm kiếm trên internet về thông tin bộ phim tôi muốn
  • Tự tìm link và tải về bằng torrent khi xuất hiện
  • Tự nâng cấp bản CAM lên bản chất lượng cao hơn nếu phim hay và tôi muốn giữ lại xem tiếp
  • Tự tìm Eng và Việt Sub cho các phim này để khi tôi xem thì có sẵn sub chất lượng
  • Thêm phim vào danh sách theo dõi dễ dàng: Xem trailer thích có thể vào Plex add to watchlist là xong. Hệ thống tự chạy ngầm để tải phim về.

Hệ thống giải trí, xem phim tại nhà miễn phí

Chia sẻ file trong mạng LAN, Fake NAS

Nếu bạn có dư nhiều ổ cứng từ các bộ PC cũ, chả biết cắm vào đâu thì dự án này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa cho mục tiêu truy cập dữ liệu bất cứ lúc nào, đỡ phải chi nhiều tiền cho các dịch vụ CloudBackup

Với NAS nhà trồng, bạn vẫn có thể

  • Backup toàn bộ hệ điều hành MacOS qua time machine
  • Truy cập file ở bất cứ đâu, bất cứ hệ điều hành nào. Không cần quá quan tâm về định dạng ổ cứng phù hợp
  • Copy qua lại file dễ dàng, có thể dùng chứa tạm dự án đang làm trên đây để truy cập bằng bất cứ máy tính nào trong mạng LAN

Chia sẻ file trong mạng LAN, backup dữ liệu

Dự án này yêu cầu phần cứng mạnh một chút, nếu bạn chỉ đang đầu tư phần cứng như mình, chỉ dùng để copy vài file nhẹ nhẹ hoặc dùng để truy cập file hình ảnh video thôi nhé. Cho nó chạy các tác vụ copy file nặng nó chậm rì luôn á.

Camera IMOU hỗ trợ full chức năng của HomeKit Secure Video

Riêng phần cứng yêu cầu cho chức năng này đã phải cần ít nhất 4Gb RAM, đây là lý do tôi phải sắm một thiết bị riêng để vận hành project này

Đưa camera lên Apple HomeKit

Camera hỗ trợ sẵn HomeKit sẽ đắt hơn ít nhất gấp 2 lần camera thông thường với cùng cấu hình độ phân giải. Đôi khi còn có ít chức năng hơn. Mục tiêu của tôi là khiến nó phải hỗ trợ HomeKit để lúc cần xem camera chỉ cần mở Apple Home. Hoặc khi có ai bấm chuông thì mặc định sẽ hiển thị được hình ảnh camera trên Apple TV. Chi tiết:

Theo dõi lịch sử cảm biến, nhiệt độ, tiền điện sử dụng

Theo đõi lượng điện tiêu thụ trong nhà, nhiệt độ thu thập từ cảm biến về độ chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời để tắt điều hoà đúng lúc, hạn chế sử dụng điện không hiệu quả. Tôi thiết lập một màn hình trung tâm để theo dõi tất cả chỉ số này. Dự án này giúp tôi hiểu rõ hơn về cách lưu, clean và visually dữ liệu lên các công cụ vẽ biểu đồ.

Nếu bạn cũng muốn có được trải nghiệm tương tự, loạt bài này sẽ cực kỳ hữu ích:

Thiết lập hệ thống dashboard (theo dõi hiệu năng, tiền điện, cảm biến)


Đưa thiết bị lên HomeKit

Không một hãng nào có tất cả thiết bị đáp ứng cả 3 tiêu chí rẻ, ổn định, bền bỉ. Mục tiêu của dự án là đưa thiết bị IOT của bất cứ hãng nào lên Apple HomeKit và hoạt động một cách ổn định với chi phí thấp nhất có thể nhưng vẫn cần đảm bảo tính ổn định

Có 2 phương án để Fake HomeKIT:

  • Mode firmware tuỳ biến cho thiết bị phần cứng
  • Tích hợp thông qua Homebridge (vẫn giữ firmware của hãng)

Tôi thường chọn giải pháp thứ 2 vì đơn giản và hoạt động ổn định hơn. Bạn có thể tham khảo loạt bài:
Apple HomeKit - Cho thiết bị không hỗ trợ

Tuy nhiên trong một số trường hợp việc tích hợp này sẽ khiến thiết bị phản hồi chậm. Do thông thường lệnh vẫn phải đi lên server của hãng (nếu k có tuỳ chọn control via LAN) sau đó mới xuống thiết bị. Khi đấy nên xem xét tới việc up firmware để add thẳng vào homekit

Zigbee HUB cho thiết bị Zigbee tất cả các hãng

Không cần mua HUB zigbee cho từng hãng Xiaomi, Aqara, Tuya, eWelink... thích xài thiết bị của hãng nào thì xài

Các cảm biến của 2 hãng khác nhau vẫn kết nối được chung 1 HUB Zigbee

Thiết bị Zigbee rất đa dạng, pin trâu và thiết kế rất nhỏ gọn vì vậy có nhiều sản phẩm đẹp, rẻ trên thị trường phù hợp với từng nhu cầu sử dụng cụ thể. Tuy nhiên, yếu điểm của Zigbee luôn cần một HUB trung tâm để giao tiếp với internet; mỗi hãng sẽ lại có một HUB khác nhau và giá không hề rẻ. Làm thế nào để xoá bỏ rào cản này?

Tự tuỳ biến một HUB để thu nhận sóng Zigbee là một giải pháp vô cùng hiệu quả. Hướng dẫn chi tiết:

Một HUB kết nối được toàn bộ thiết bị Zigbee của tất cả các hãng

Bạn đã đăng ký thành công vào Geek Playground
Tuyệt vời! Tiếp theo, hoàn tất thanh toán để có quyền truy cập đầy đủ vào Geek Playground
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt đầy đủ, bạn hiện có quyền truy cập vào tất cả nội dung.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Cập nhật thông tin thanh toán không thành công.