Bắt buộc sử dụng sạc bổ trợ cho UPS

UPS cung cấp dòng sạc 1.5A, trong vòng 1 ngày sẽ không thể nào nạp đầy dung lượng cho pin 100Ah. Trong bài này mình sẽ chia sẻ chi tiết về trải nghiệm tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề này

Bắt buộc sử dụng sạc bổ trợ cho UPS

Trong các bài viết trước mình đã chia sẻ về lý do mình sử dụng UPS cho hệ thống phát điện dự phòng

So sánh inverter độc lập, combo Sạc + Kích và sử dụng UPS
Để sử dụng được pin lưu trữ sẽ cần phương án cho sạc pin và kích lên 230v để sử dụng trong hệ thống điện gia đình. Vậy đâu là phương án tối ưu nhất
Review UPS nhà làm, chuyển đổi nguồn điện không dán đoạn
Mình mua UPS cũ của các công ty thanh lý, mua thêm pin để xài thay acquy. Chia sẻ thực tế về quá trình sử dụng UPS dạng này

Tuy nhiên có một vấn đề mình quên tính tới ban đầu là công suất sạc có đủ để sạc đầy pin trong thời gian mình cần để xả ra hay không. Nếu tính toán chi tiết để sử dụng thiết bị khoảng 200W trong 10 tiếng bạn sẽ cần dung lượng pin 24V100A, sử dụng kích thì điện từ pin sẽ phải xả ra với dòng 10A liên tục. Thời gian sạc nếu 10A cũng sẽ mất khoảng 10h để nạp đầy năng lượng.

💡
Mình quên chưa tính tới mức độ suy hao của điện năng trong quá trình kích từ 24V lên 220V. Nếu tính thêm yếu tố này vào thì ra thực tế phải đầu tư dung lượng pin >100Ah, như vậy thì công suất sạc phải cao hơn để đáp ứng thời gian sạc ban ngày, ít nhất gấp đôi hiện tại.

Cân nhắc các phương án sạc

Có 2 phương án được cân nhắc để giải quyết vấn đề dòng sạc

  1. Sử dụng sạc MPPT, tách một vài tấm pin mặt trời ra đi dây điện riêng từ mái xuống để sử dụng cho việc sạc pin
  2. Sử dụng sạc pin LifePo, sử dụng nguồn điện 220V để chuyển đổi về 24V sạc vào pin

Do vị trí lắp đặt và mức độ phức tạp triển khai nên mình chọn phương án số 2. Phương án này ưu điểm là đảm bảo ngày nào cũng có thể nạp full pin, nhược điểm là có những lúc thiếu nắng nó vẫn sạc nên có thể sẽ lấy phạm vào điện lưới thành ra có những hôm là lỗ tiền điện do nó cứ liên tục lấy lưới sạc.

Mua sạc LifePo

Bộ sạc pin LiFePO4 axit chì C1200 200-240VAC 84VDC 10A có tay cầm

Nếu tìm mua sạc LifePo trên các nền tảng thương mại điện tử, bạn chỉ có thể tìm được công suất sạc tối đa 10A. Cũng có mấy trăm ngàn nên mình mua về xài thử luôn, ưu điểm là rẻ cắm vào là xài. Nhưng nhược điểm ít người nói mình có thể liệt kê ra một số cái như sau:

  1. Quá trình hoạt động của thiết bị sạc này sinh ra sóng từ và nhiễm điện khá nhiều. Khi hoạt động nó sẽ vô tình kích hoạt một số thiết bị IOT trong nhà của bạn hoặc ảnh hưởng tới ATS làm cho đèn tín hiệu của nó nháy liên tục, mình sợ nó hỏng luôn ATS nên phải chuyển về chế độ manual
  2. Mấy cục dạng này sử dụng linh kiện không chuẩn lắm thành ra có những lúc nó dẩy pin lên tới 29V-30V. Vừa hại cho pin và hại cho UPS vì ngưỡng an toàn hoạt động của các thiết bị này đâu đấy dưới 30V. Sạc nó phải có khả năng ngưng đẩy dòng điện vào khi dung lượng đã đầy. Nếu BMS của pin cũng bị mất khả năng chặn dòng sạc khi đầy và cứ liên tục nhồi pin có thể dẫn tới cháy nổ

Mãi sau mình mới tìm được cục sạc này được build khá chuẩn và hoạt đông ổn định, mỗi tội giá thành cũng nhỉnh hơn, mình mua 1tr5 cho cục này

Tổng kết

Nhìn lại tới giai đoạn này thì việc mua UPS tưởng có thể thay thế được nạp và kích riêng biệt tuy nhiên thực tế thì chi phí phát sinh để giải quyết các vấn đề của nó dần dần chi phí đã bắt đầu vượt lên. Cho tới bài viết này mình đã phải quay xe sang ủng hộ việc đầu tư vào inverter hybrid thay vì cố gắng đầu tư vào các sản phẩm lẻ như hiện tại.

Nếu thấy nội dung bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân. Đừng quên để lại email để theo dõi Geek Playground. Chân thành cám ơn các bạn và hẹn gặp lại trong những nội dung kế tiếp ❤️