Kiến thức nền tảng - Cần biết trước khi bắt đầu smarthome
Khi bước vào thế giới smarthome bạn sẽ được mời vào ma trận với rất nhiều lựa chọn về hãng với các mức giá khác nhau. Và thông thường bạn chỉ được chọn 1 trong số các hãng để xài.
Các phương án chơi nhà thông minh tính tới hiện tại
Tôi ở đây để cung cấp cho bạn một góc nhìn mới và lộ trình chi tiết để từng bước trở thành người chơi đồ smarthome
Tiêu chí cá nhân mình khi lựa chọn thiết bị:
- Kiểu dáng thiết kế: Phải đẹp, phù hợp với nội thất căn nhà, lắp vào không mất thẩm mỹ
- Khả năng nâng cấp: Lắp thêm từng phần được, không yêu cầu có hết ngay từ đầu
- Perfomance: Tính ổn định, không thể nào chấp nhận bật đèn mà quá 1s đèn mới sáng
- Chi phí: Đương nhiên phải là phương án rẻ nhất. Mời bạn tham khảo: Bảng thống kê chi phí đầu tư thiết bị phục vụ SmartHome
Loạt bài viết dưới đây mình tập trung vào hệ DIY (tự chế) cho các thiết bị không quá quan trọng, các công tắc sử dụng chính trong nhà của mình đang theo Aqara Zigbee vì đáp ứng tốt 3 tiêu chí đầu của mình đề ra. Và phù hợp với nhà mình chủ yếu dùng đồ Apple nên cả nhà k cần cài app cũng xài được smarthome
Dự án này phù hợp với những người yêu thích nghiên cứu thử nghiệm
- Chi phí xây dựng rất rẻ (khó có thể rẻ hơn)
- Gần như không có cái gì là không điều khiển được
- Hoạt động ổn định, gần như khi phần cứng hư hỏng chứ cả năm nay mình gần như chẳng cần mất thời gian đụng tới nữa
Tiêu chí khi vận hành smarthome
- Mọi thứ phải được vận hành tự động hoá một cách tối đa, qua rồi cái thời ra lệnh giọng nói hay cầm điện thoại bấm bấm
- Dễ dàng thay thế, mở rộng kịch bản sử dụng (mua thiết bị mới) một cách dễ dàng
- Lỡ đầu tư rồi, có cách nào tối đa hoá đầu tư để làm những thứ khác không
Bạn có thể định hình bản thân theo nhu cầu của hiện tại cần gì đấy kiểu mì ăn liền, lắp vào là sử dụng luôn, không có thời gian sửa lỗi. Nhưng trong tương lai lỡ tôi đổi ý thì sao? Cũng không cần quá lo lắng, tôi muốn bạn có một góc nhìn rộng hơn để thoải mái trong các lựa chọn. Thế giới đồ smarthome có nhiều hãng, bạn có thể bắt đầu với bất cứ hãng nào bạn thích từ nội địa cho đến quốc tế. Trong tương lai bạn muốn làm được nhiều thứ hơn vì đã nghiện smarthome rồi, bạn vẫn hoàn toàn có thể tiếp tục mở rộng
4 cấp độ chơi đồ:
- Level 0: Sử dụng chỉ duy nhất 1 hãng, nếu hãng đó không có sản phẩm đáp ứng nhu cầu thì nghỉ xài. Phải lựa chọn 1 hệ để theo và k thể mua thiết bị hãng khác, nếu mua phải thay hết
- Level 1: Sử dụng nền tảng sẵn có của nhiều hãng, mua cái nào hợp túi tiền và ổn định để xài
(Nhược điểm: phải sử dụng nhiều app khác nhau để quản lý) - Level 2: Muốn quản lý tất cả trên một nền tảng duy nhất. Ở đây tôi chọn IOS (Apple Home)
(Nhược điểm: tích hợp qua lại để chạy nên nhiều lúc thiếu ổn định) - Level 3: Tuỳ biến phần cứng (DIY), phần mềm từ một mạch điện tử để sử dụng thêm chức năng. Sử dụng thiết bị của bất cứ hãng nào
Bạn có thể bắt đầu theo từng level cho dễ, không cần đầu tư ngay từ ban đầu quá nhiều, và khi lên level tiếp theo bạn cũng chả cần thay thế gì các thiết bị cũ của bạn. Còn nếu bác nào muốn chi phí rẻ nhất thì cứ vào thẳng level 3 luôn nhé
Chuẩn bị phần cứng như thế nào
Đã chơi smarthome sẽ nghe tới các khái niệm Home Assistant, Homebridge, Hoobs. Với mình để tối ưu hiệu năng (sử dụng phần cứng nhẹ) mình sẽ sử dụng Homebridge
Nếu bạn thực sự tự tin thì cũng có thể bỏ qua Aqara HUB vì RaspberryPI có thể thành một HUB Zigbee đa năng hỗ trợ kết nối bất cứ thiết bị Zigbee của hãng nào. Tuy nhiên tôi đã lỡ mua Aqara M2 rồi thì dùng thôi 😂
Tham khảo chi phí đầu tư trên từng giai đoạn
Bảng thống kê chi phí đầu tư thiết bị phục vụ SmartHome
Sau khi tham khảo tất cả những điều trên, tôi hi vọng bạn và tôi đã bắt đầu đứng chung một góc nhìn, tôi sẽ từng bước giúp bạn thực hiện hoá điều bạn mong muốn.