Review: Sử dụng UPS để chạy máy tính 24/7 làm server

Review: Sử dụng UPS để chạy máy tính 24/7 làm server

Làm thế nào để giữ máy tính chạy liên tục bất chấp cúp điện, giờ điện cao điểm, chi phí điện hàng tháng duy trì máy tính quá lớn?

Nhận thấy anh em đang có nhu cầu tìm hiểu về bộ lưu trữ điện UPS, ý tưởng là giữ máy tính chạy liên tục. Hoặc như nhu cầu cá nhân của mình là tận dụng tối đa lượng điện dư từ điện mặt trời để sử dụng trong những giờ không mặt trời. Đảm bảo chạy máy tính liên tục thì cũng không tốn quá nhiều chi phí tiền điện hàng tháng. Ít nhất là không nhiều hơn tiền thuê VPS.

UPS là gì?

3000W Pure Sine Wave 12V to 240V Inverter (with AC Transfer Switch) –  HARDKORR

UPS (Uninterruptible Power Supply) cơ bản nó là một hệ thống tích hợp acquy + kích điện + sạc acquy vào trong 1 thiết bị duy nhất. Máy tính sẽ cắm vào đầu ra của thiết bị này và nó phải liên tục được cắm vào nguồn điện để sạc cho acquy, khi nguồn điện bị ngắt nó sẽ tự động lấy điện từ acquy ra kích lên 220v để nuôi máy tính. Thời gian nuôi máy tính phụ thuộc vào dung lượng của acquy (thường là 30p), muốn lâu hơn phải tùy biến lại hệ thống này.

Nếu anh em chỉ cần một thiết bị để đảm bảo hoạt động máy tính không bị gián đoạn thì chỉ cần mua UPS có sẵn acquy là được.

Có những loại UPS nào?

Nếu tìm UPS trên Shopee hay các seller bán trên FB thì có thể thấy giá cả của nó rất đa dạng. Cùng công suất khoảng 2kw đổ lại nhưng có con giá tới cả triệu, có cái mấy trăm ngàn. Khác biệt chính nằm ở loại sóng sin hay sóng vuông hay giả lập sóng sin. Nguyên lý hoạt động của kích điện là sau khi kích nó phải giả lập việc xoay chiều cực nên sẽ cần một hệ thống để xử lý việc xoay chiều. Nếu hệ thống xịn thì nó sẽ thực hiện việc giả lập AC này cực mượt. Thông thường các thiết bị từ sẽ nhạy cảm với các bước sóng này nên UPS lởm bạn cắm quạt vào sẽ nghe tiếng ù ù rất to, lâu dài sẽ hư hỏng thiết bị.

Sóng tam giác – Wikipedia tiếng Việt
Minh họa về các loại sóng điện AC

Nên chọn UPS ra sao

Mình tạm phân chia một số phân khúc nhu cầu và lựa chọn loại thiết bị tương ứng như sau:

  • Chỉ dùng UPS cho máy tính để đề phòng cúp điện thì kịp lưu file và làm nốt công việc trong 30p: Có thể lựa chọn dòng UPS giá rẻ xài với acquy là được
  • Dùng UPS cho NAS - Synology: Vẫn có thể dùng dòng UPS giá rẻ, lựa chọn hàng cũ vẫn được vì công suất sử dụng rất thấp. Nếu muốn yên tâm có thể lựa chọn loại có cổng giao tiếp UPS với NAS để hoạt động ổn định
  • Dùng UPS như một thiết bị lưu trữ và phát điện cho các thiết bị khác trong nhà phòng khi mất điện cả ngày: Nên sử dụng UPS doanh nghiệp loại xịn, sóng sin chuẩn, có điều kiện đầu tư thêm dung lượng lưu trữ pin lớn, có thể chọn pin sắt LifePO4 để xài lâu dài

Do mình tìm mua hàng UPS cũ, thanh lý bởi các hệ thống máy chủ nên chi phí khá rẻ, chỉ đâu đấy khoảng 1tr5 là đã có công suất 1.5kw liên tục. Mình cũng khuyên các bạn nên tìm mua mấy con này, tùy theo chỗ bán uy tín để bảo hành khi cần. Chứ khác biệt của sản phẩm mới và cũ không quá nhiều. Dùng mấy con UPS nhật cũng khá là ngon

🚧
Các sản phẩm trên thị trường quảng cáo công suất 3kw, hoặc 1.5kw với giá rẻ nhưng thực tế đó là công suất cao nhất và thường chỉ duy trì trong vòng vài phút, nếu thường xuyên xài ngưỡng đó sẽ hư ngay. Vì vậy thông số công suất hoạt động liên tục cực kỳ quan trọng.
Phần tiếp theo mình sẽ chia sẻ về một cách sử dụng rất khác của UPS so với thiết kế ban đầu của nó. Sẽ đòi hỏi một số kiến thức về điện, nó sẽ đi theo nhu cầu sử dụng như một thiết bị phát điện vào ban đêm

Tùy chỉnh UPS để tăng thời gian hoạt động

UPS chỉ có thể hoạt động liên tục khoảng vài giờ, thông thường các bên bán họ sẽ kết nối vào UPS và dùng phần mềm chuyên dụng để cập nhật cấu hình cho phép tăng tối đa dòng sạc cũng như bỏ giới hạn về công suất để sử dụng được pin với dung lượng lớn. Giúp cho bạn có thể sử dụng UPS liên tục trong nhiều giờ như một máy phát điện.

💡
Tình hình bão lũ cúp điện như thời gian gần đây mới thấy rằng nhu cầu trong nhà có một thiết bị để chủ động trong việc lưu trữ điện năng dự phòng là cực quan trọng để sử dụng khi cần

Và thường khi chuyển sang chế độ xài pin, hệ thống sẽ phát ra tiếng cảnh báo tít tít liên tục, mỗi lần chuyển là lại kêu. Giữ phím TEST để nó tắt, nhưng nếu k cần cảnh báo luôn thì mình tháo loa trong UPS là được, bạn có thể yêu cầu bên nhà bán thực hiện tháo từ đầu. Mình thấy mỗi lần nó kêu cũng hơi phiền nên cũng đã tháo sau 1 ngày sử dụng.

Sử dụng UPS để giảm lượng điện tiêu thụ

Nếu các bạn đã theo dõi các bài viết trước của mình thì hiểu rằng mình đang dùng điện mặt trời bám tải và nguyên tắc là điện k xài hết trong giờ nắng thì cũng xả bỏ chứ không mang lại giá trị kinh tế nào. Giải pháp tối ưu nhất có lẽ là sử dụng một hệ thống cho phép lưu trữ và phát lại điện năng để sử dụng vào ban đêm.

UPS của mình công suất 1.5kw mình mua thêm khối pin 24v100A khoảng 5tr (bao gồm cellpin và các mạch kiểm soát). Điện máy tính tiêu thụ khoảng 200w vì vậy theo lý thuyết hệ thống của mình có thể cung cấp năng lượng để máy tính hoạt động 11 tiếng liên tục khi bị ngắt điện lưới. Tức là mình có thể tiến hành ngắt điện cấp vào UPS để nó tiến hành việc xả điện từ pin từ 6PM (sau khi hết nắng) và sẽ tự động lấy điện lưới xài khi UPS đã xả cạn pin.

Lý thuyết là như vậy nhưng thực tế mọi thứ phát sinh phức tạp hơn chút... Mình có nói trong các bài viết về quá trình sử dụng UPS.

So sánh inverter độc lập, combo Sạc + Kích và sử dụng UPS
Để sử dụng được pin lưu trữ sẽ cần phương án cho sạc pin và kích lên 230v để sử dụng trong hệ thống điện gia đình. Vậy đâu là phương án tối ưu nhất
Bắt buộc sử dụng sạc bổ trợ cho UPS
UPS cung cấp dòng sạc 1.5A, trong vòng 1 ngày sẽ không thể nào nạp đầy dung lượng cho pin 100Ah. Trong bài này mình sẽ chia sẻ chi tiết về trải nghiệm tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề này

Tổng kết lại

Anh em cân nhắc nhu cầu của mình để lựa chọn phương án UPS phù hợp với túi tiền và đầu tư của mình nhé. Chúc anh em thành công.

Nếu thấy nội dung bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân. Đừng quên để lại email để theo dõi Geek Playground. Chân thành cám ơn các bạn và hẹn gặp lại trong những nội dung kế tiếp ❤️

Bạn đã đăng ký thành công vào Geek Playground
Tuyệt vời! Tiếp theo, hoàn tất thanh toán để có quyền truy cập đầy đủ vào Geek Playground
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt đầy đủ, bạn hiện có quyền truy cập vào tất cả nội dung.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Cập nhật thông tin thanh toán không thành công.