So sánh inverter độc lập, combo Sạc + Kích và sử dụng UPS

Để sử dụng được pin lưu trữ sẽ cần phương án cho sạc pin và kích lên 230v để sử dụng trong hệ thống điện gia đình. Vậy đâu là phương án tối ưu nhất

So sánh inverter độc lập, combo Sạc + Kích và sử dụng UPS
Photo by Raze Solar / Unsplash

Hiện nay mình đang xài hệ bám tải và đang đáp ứng dư nhu cầu xài ban ngày, công suất tối đa chỉ đạt 60%. Để tận dụng tối đa công suất, mình dự định đầu tư thêm hệ pin lưu trữ. Tuy nhiên để chuyển đổi thành hệ hybrid luôn thì inverter cần đổi inverter bám tải (off-gird) hiện tại. Chênh lệch giữa 2 con này khoảng 10tr (hãng solis), liệu rằng có phương án khác phù hợp hơn về mặt kinh tế và sử dụng?

💡
Mình cần công suất tối đa 3kwh sử dụng buổi tối

Cùng lướt qua một số phương án hiện tại ngoài đổi inverter để so sánh nhé, với cùng một hệ công suất tối đa 3kwh có những lựa chọn cho sóng sin chuẩn:

Sử dụng inverter giá rẻ

Chỉ có tác dụng sạc và kích điện, không có bù tải (khi vượt công suất hoặc k đủ tải sẽ nhảy thẳng qua xài lưới):

Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời hybrid - HDT SOLAR

Chi phí đầu tư: ~4tr5. Dòng này hay hư PV (bán lại ~2tr) hoặc k xài hết công suất pin mặt trời nên đằng nào cũng phải mua thêm sạc PV 1tr5

  • Ưu điểm:
    • Tích hợp sẵn mạch chuyển nên không cần đầu từ ATS gắn thêm để chuyển mạch khi cạn pin
  • Nhược điểm:
    • Cồng kềnh, chạy không tải tốn điện
    • Cho phép sử dụng dòng 3kw (thực tế chỉ dùng 1,5kw)

Mua sạc MPPT 60A và kích 3k (peak 6k)

Tại sao phải dùng bộ điều khiển sạc cho hệ thống pin mặt trời? - GIVASOLAR

Chi phí đầu tư: 1tr5 + 2tr5 = 4tr

  • Ưu điểm:
    • Hoạt động bền bỉ
  • Nhược điểm:
    • Tiếng ồn lớn khi làm việc
    • Nhìn không được thẩm mỹ lắm khi nhiều linh kiện linh tinh

Chế lại UPS công suất lớn

Ưu điểm lớn nhất của phương án này là tính đa dụng, sử dụng trực tiếp nguồn 220v để nạp pin lưu trữ và xả ra 220v để sử dụng khi cần
APC Smart UPS 1500VA (Part SUA1500RMI2U), Bộ Lưu Điện, APC - THIẾT BỊ MÁY  VĂN PHÒNG

Khi tính tới phương án UPS thường sẽ chỉ có thể mua hàng cũ (tháo acquy) chứ hàng mới chi phí rất lớn nên không thể nào so sánh với các phương án bên trên được. Theo mình tìm hiểu thị trường đang bán loại 3kvA (3kw) ~3tr, loại nhỏ hơn 950w sin chuẩn giá 1tr2

  • Ưu điểm:
    • Đầu tư một lần xài được nhiều mục đích (kéo đi chỗ nào trong nhà cũng được, trạm điện di động du lịch)
    • Nhỏ gọn, thẩm mỹ
  • Nhược điểm
    • Công suất sạc thấp, ngày nhiều mây có thể không đủ sạc ban ngày
    • Cơ chế hoạt động phức tạp hơn, sửa chữa có vẻ khó hơn
💡
Tốc độ sạc cực tệ, mất 2 ngày chỉ để sạc tới 85% pin LifePO 24v60A và xả trong 1 đêm là hết dung lượng. Mình đã phải mua thêm cục sạc rời để kẹp song song vào sạc cho nhanh

Tóm lại

Mỗi phương án đang có những ưu và nhược điểm riêng nhưng nếu xét trên nhu cầu sử dụng thực tế của bản thân mình vẫn đang nghiêng về phương án số 3 sử dụng UPS hơn, vì thực tế mình cần tính đa dụng hơn. Tuy nhiên nếu đánh giá góc độ chi phí và hiệu quả sử dụng mình nghĩ phương án số 2 sẽ phù hợp hơn với đa số mọi người.

Vì đồ điện rất dễ hư hỏng nếu vượt quá công suất hoặc có sai sót, nên bạn cần xác định đầu tư ban đầu gấp đôi công suất sử dụng để khi chạy liên tục công suất chỉ ở mức 50%-80% mới có thể đảm bảo thiết bị hoạt động bền bỉ. Và nên nhớ rằng thứ đắt nhất trong hệ thống vận hành độc lập là pin, các chi phí đầu tư cho sạc và kích điện không là gì cả. Mình chưa có nhiều tiền mua pin mà mới chỉ đủ cho 24v60A và dự tính chỉ nâng số A lên theo thời gian nên phương án chia nhỏ công suất và mua thiết bị đáp ứng công suất nhỏ đang là phương án hợp lý nhất với bản thân mình tại thời điểm hiện tại.