Bạn không thực sự cần tốc độ internet nhanh như bạn tưởng

Bạn không thực sự cần tốc độ internet nhanh như bạn tưởng

Chắc nhiều bạn vẫn đang suy nghĩ ngay tới việc nâng gói cước lên ngay khi gặp tình trạng mạng chậm rì. Đáng buồn là nhiều trường hợp nâng cấp lên xong vẫn chậm như thường

Trước đây mình có một lầm tưởng rằng chơi game cần mạng càng nhanh càng tốt, khi gặp tình trạng xem video load chậm rì mình luôn có mong muốn nâng cấp gói mạng lên gói cao hơn (theo tư vấn của bên nhà mạng). Hoặc các bên bán thiết bị mạng sẽ luôn tư vấn mình nâng thiết bị lên chuẩn gigabit để có tốc độ tốt hơn, hoặc sử dụng các công nghệ mới WiFi 6, WiFi 7 để có lưu lượng lớn hơn.

Thực tế lưu lượng sử dụng

Hiện tại mình cũng đã nâng cấp tương đối nhiều rồi nên muốn viết lại một chia sẻ dưới góc nhìn người sử dụng để hiểu về bản chất một chút dựa trên kinh nghiệm bản thân, mong rằng hữu ích với anh em đang tìm hiểu về vấn đề này.

💁🏻‍♂️
Mình đang sử dụng 2 line internet với tốc độ tương ứng là 1Gbs Up/Down, 150 Mbs Up/Down. Mình thiết lập load balancing để chia lưu lượng. Thiết bị mạng đa số đáp ứng 1Gbs và WiFi 5 hỗ trợ mesh. Cấu hình này chưa phải là cao nhất nhưng cũng không thấp

Dưới đây là bản chụp thực tế lưu lượng sử dụng bình quân theo nhiều mốc thời gian khác nhau. Các bạn có thể thấy gần như không bao giờ mình vượt qua được lưu lượng sử dụng quá 100Mbs. Tức là so với gói cước mình trả thì lưu lượng cho phép mình truy cập ra internet chỉ sử dụng khoảng 10% kể cả ở cao điểm. Nhà mạng không cam kết lúc nào cũng đạt 1000Mbs tuy nhiên speedtest giờ cao điểm vẫn đạt >300Mbs, cho thấy thực tế mình có thể sử dụng cao hơn con số 100Mbs rất nhiều.

Thực tế trong toàn bộ thời gian mình không hề sử dụng hết gói dung lượng được 2 nhà mạng cung cấp
Biểu đồ sử dụng mạng trung bình trong gia đình mình
Biểu đồ hàng ngày: Tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 81.02 Mbps (vào) và 68.90 Mbps (ra)
💡
Khái niệm: MBs dùng cho Megabytes, Mbps dùng cho Megabits. 1 Megabyte = 8 Megabits. Do đó, 1 MB/s = 8 Mbps. Bạn sử dụng gói 1000Mbps (gói cá nhân) nhưng chỉ download được 50Mb/s cũng là bình thường. Trừ khi bạn sử dụng phần mềm tải đa luồng như IDM để tận dụng tối đa tốc độ trên mỗi luồng tải từ server.

Nhu cầu sử dụng mạng gia đình mình khá nhiều, liệt kê tại thời điểm cao điểm nhất trong ngày:

  • Tổng ~60 thiết bị truy cập mạng, trong đó ~20 thiết bị sử dụng mạng nhiều là điện thoại, ipad và máy tính
  • Hosting ngay tại nhà nên lưu lượng truy cập từ bên ngoài vào server nội bộ cũng tương đối nhiều
  • Mình kéo torrent gần như cả ngày trên server, thi thoảng download tốc độ cao từ Fshare và Google Drive có lúc lên 50MB/s

Theo biểu đồ thống kê từ router thì trừ những lúc download, các khoảng thời gian khác trong ngày chưa bao giờ hệ thống mạng phải làm việc hết công suất. Tưởng tượng hệ thống mạng nhà bạn như con đường, router chính là trạm thu phí càng nhiều user sử dụng thì con đường càng bị chiếm dụng luồng nhiều. Tuy nhiên mình nghĩ nếu hạ gói xuống 150Mbps cho mỗi line quang thì vẫn xài hoàn toàn ổn.

Đấy cũng là lý do mình xài 2 line cáp quang là vì internet ổn định là điều mình quan tâm nhất. Tốc độ không phải là yếu tố ưu tiên khi sử dụng trong nhu cầu gia đình

Vây mạng nhà tôi chậm là do đâu?

Trước tiên hãy bóc tách ra vấn đề mạng chậm theo 3 lớp:

  • Mạng nội bộ chậm (sóng WiFi yếu, hay rớt mạng)
  • Truy cập ra bên ngoài chậm (trong nước)
  • Truy cập ra nước ngoài chậm (quốc tế)

Để xác định được nguyên nhân cụ thể phải tiến hành đo từng lớp vấn đề một và thực hành thử nghiệm để loại trừ các nguyên nhân trước khi tiến hành khắc phục. Ở đây nếu để xác định tốc độ mạng đi quốc tế hay trong nước chậm có thể cắm thẳng dây LAN vào router, dùng các trang speedtest để xác định nhanh. Tốc độ trong khoảng 50Mbps đổ lại là hoàn toàn ổn

💡
Trong thời gian đứt cáp quang biển thì tốc độ đi quốc tế bị ảnh hưởng tương đối lớn. Bạn có thể dùng các VPN trả phí để truy cập qua Sing, HK để cải thiện tốc độ do nó đi đường đất liền sau đó từ server VPN mới đi quốc tế nên tốc độ ít bị ảnh hưởng

Sau khi loại trừ được vấn đề tốc độ truy cập ra bên ngoài hãy tiến hành đào sâu tới các vấn đề của bên trong hệ thống mạng gia đình. Về kinh nghiệm xử lý liên quan tới kết nối WiFi và chịu tải thiết bị mình có chia sẻ chi tiết ở bài viết.

Vấn đề đối với Wi-Fi khi sử dụng smarthome
Khi sử dụng smarthome, số lượng thiết bị cần kết nối vào WiFi đồng thời sẽ lớn hơn nhiều + vị trí cần kết nối sẽ nhiều hơn. Lúc này cần sự đầu tư nghiêm túc vào các thiết bị mạng để hoạt động ổn định Hệ thống Mesh để phủ

Phần lớn vấn đề hiện nay của anh em sẽ liên quan tới tầm phủ sóng của WiFi, sau đó mới tới vấn đề router quá tải do vượt quá số lượng thiết bị kết nối đồng thời. Bạn cần xác định rõ vấn đề trước khi đi đến bước nâng cấp thiết bị mạng.

Hoặc khi bạn có nhu cầu truy cập qua lại giữa các thiết bị trong mạng, cần một kết nối ổn định với băng thông lớn hơn nhiều ví dụ mới gắn thêm thiết bị làm NAS. Hay bạn mới sắm thêm một đống thiết bị smarthome và nó dùng kết nối Wi-Fi nhiều, chứ giải pháp tạm thời bạn có thể nghĩ tới là

  • Giảm số lượng thiết bị kết nối qua WiFi khi không cần thiết
  • Tắt bớt tên WiFi ít sử dụng, ví dụ bật thêm một kênh WiFi cho Guest làm gì khi bạn không cần bảo mật quá nhiều. Chỉ gây gánh nặng thêm cho modem phát WiFi mà thôi

Để tìm hiểu chi tiết về công nghệ WiFi, bạn có thể tham khảo bài viết này

Vì sao Wifi bị chậm? - Ngon Bổ Xẻ
Sau khi nâng cấp thiết bị phát Wifi mà tốc độ Wifi vẫn không được cải thiện, có thể vì chúng ta chưa hiểu bản chất của Wifi. Đừng vội trách nhà sản xuất bộ

Kết lại

Mong bài viết này cung cấp thêm góc nhìn cho anh em để hiểu hơn về nhu cầu sử dụng của bản thân và đầu tư đúng đắn.

Có câu hỏi nào các bạn comment ở dưới mình sẽ phản hồi và có bài viết chi tiết sau nhé. Nếu bạn hứng thú với các chủ đề mình viết ở blog này, hãy để lại email để mình gửi thông tin sớm nhất cho bạn khi có bài viết mới.

Bạn đã đăng ký thành công vào Geek Playground
Tuyệt vời! Tiếp theo, hoàn tất thanh toán để có quyền truy cập đầy đủ vào Geek Playground
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt đầy đủ, bạn hiện có quyền truy cập vào tất cả nội dung.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Cập nhật thông tin thanh toán không thành công.