Vấn đề đối với Wi-Fi khi sử dụng smarthome

Vấn đề đối với Wi-Fi khi sử dụng smarthome

Loay hoay tối ưu hệ thống mạng hàng tháng trời, trải qua nhiều cú lừa, đây là những chia sẻ vô cùng thực tế của mình về kinh nghiệm tối ưu hệ thống mạng trong gia đình

Khi sử dụng smarthome, số lượng thiết bị cần kết nối vào WiFi đồng thời sẽ lớn hơn nhiều + vị trí cần kết nối sẽ nhiều hơn. Lúc này cần sự đầu tư nghiêm túc vào các thiết bị mạng để hoạt động ổn định.

Mô hình mạng phổ biến trên thị trường hiện nay

Đó giờ mình đều chỉ sử dụng thiết bị của nhà mạng và khi cần mở rộng sóng wifi tới khu vực khác trong nhà sẽ sử dụng những cục repeater để phát ra một cột sóng wifi tên khác. Thi thoảng phải vào chuyển thủ công wifi từ điện thoại cũng khá là phiền, nên mình quyết tâm chuyển sang sử dụng wifi mesh để khắc phục nhược điểm này. Tuy nhiên theo thời gian mình mới nhận ra WiFi Mesh không phải là phương án tối ưu nhất về chi phí và khả năng chịu tải mà mình cần khi bắt đầu mở rộng hệ thống smarthome trong nhà.

Mesh theo góc nhìn của mình chính là các node repeat lại sóng từ node chính, chỉ khác là không cần sinh ra thêm tên wifi mới

Hành trình từ bỏ mô hình WiFi Mesh về kiểu truyền thống

Ban đầu mình đầu tư vào hệ thống wifi mesh, cứ nghĩ là mỗi node như vậy handle được 30 thiết bị mình mua nhiều node thì handle được càng nhiều. Đem về cắm node chính vào cục modem nhà mạng là xài êm thôi. Tuy nhiên mọi chuyện không đơn giản như thế, mình nhận ra được lầm tưởng đâu tiên

Thực chất đang chỉ có 1 node chính handle toàn bộ lượng kết nối, các node phụ chỉ phát sóng chứ không chịu tải

Tình trạng sử dụng mạng của gia đình mình tại thời điểm đấy

  • Toàn bộ thiết bị trong nhà bị chậm đều, gọi video call không được luôn
  • Thi thoảng các device bị ngắt kết nối với WiFi mặc dù không làm gì
  • Khi thì mạng nhanh khi thì chậm
  • Router tự động khởi động lại nhiều lần trong ngày

Lúc này mình mới tìm hiểu sâu hơn về các mô hình kết nối wifi mesh, bắt đầu thử nghiệm thêm kiểu kết nối khác, lần lượt các phương án được đưa ra

  1. Cắm dây LAN vào từng node để kết nối qua node chính, sử dụng switch để chia cổng kết nối từ node chính: Vấn đề tốc độ được cải thiện nhưng kết nối vẫn không ổn định
  2. Đổi kiểu kết nối trên Mesh từ DHCP qua Bridge, để modem nhà mạng gánh kết nối và tải thiết bị: Modem nhà mạng bị restart liên tục, tự ngắt kết nối thiết bị
  3. Nâng cấp node chính qua thiết bị cùng hãng nhưng dòng cao hơn để chịu tải tốt hơn, kết hợp Tenda MW6 với MW3 mô hình mesh cấp DHCP: Lúc này vấn đề đã được cải thiện tuy nhiên tình trạng ping cao vẫn diễn ra
Mượn hình minh hoạ của blog Ngon Bổ Xẻ
Bài học mình rút ra ở đây là luôn phải cố gắng tìm cách để xác định rõ vấn đề mạng đang nằm ở đâu trước khi nâng cấp như thế nào

Sau nhiều nổ lực cải tiến mô hình mạng, mình bắt đầu đi tìm hiểu về bản chất và nhận ra rằng công nghệ WiFi Mesh đang bị quảng cáo tới mức overrated. Các nhà mạng gần đây còn tung gói cho thuê thiết bị mesh cũng không rẻ. Ở đây mình có đính kèm một bài viết mà mình đánh giá cực kỳ chất lượng nói về công nghệ này, mọi người có thể tham khảo

5 lầm tưởng về Mesh Wifi - Ngon Bổ Xẻ
Mesh Wifi được dùng rất nhiều trong marketing, với nhiều ưu điểm như sử dụng 1 hệ thống mạng duy nhất, giúp người dùng có kết nối xuyên suốt, nhưng thực tế lại

Giải thích chi tiết về công nghệ Mesh WiFi của một blogger khác

💡
Mình còn phát hiện ra vấn đề quá tải của mình phần lớn ở số lượng camera được gắn thêm. Đa số mình đều dùng camera không đây nên trên lý thuyết 1 camera như vậy sinh ra đến 4 kết nối cần được handle ở tầng thiết bị mạng. Kể cả chuyển qua kết nối LAN thì vẫn phải chịu tải liên tục trên những con camera này (mặc dù là sẽ ít hơn)

Sau đấy mình đi tới quyết định hành trình nâng cấp từng thiết bị mạng trong gia đình, từng bước thực hiện như sau:

  1. Bắt đầu bằng việc phải có một con router có khả năng chịu tải tốt hơn để cấp phát DHCP, mình lựa chọn Mikrotik 750Gr3 vì giá thành rẻ và khả năng chịu tải lên tới 100 thiết bị đồng thời
  2. Mình chuyển modem nhà mạng qua bridge mode để nó đảm nhiệm duy nhất nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu quang qua LAN, Mikrotik sẽ handle luôn việc quay PPPoE để gửi thông tin lên internet. Lúc này kết nối mạng LAN đã rất ổn định và nhanh max ping
  3. Đổi lên những con switch nhiều tính năng và hỗ trợ băng thông lớn hơn để chia kết nối từ router chính qua các node phát wifi. Tuy nhiên vấn đề sóng kém ổn định và switch giữa các node khi di chuyển qua từng khu vực trong phòng vẫn chưa thực sự mượt
  4. Thay thế toàn bộ Tenda WiFi sang Ruijie cũ với khả năng xuyên tường tốt hơn, sóng ổn định hơn và nhiều tính năng hơn để tối ưu khả năng chuyển thiết bị giữa các node không gây lost package

Tới thời điểm này thì mọi thứ đã hoạt động ổn định, mình tiếp tục tăng số lượng linh kiện smarthome dùng wifi trong nhà nhưng đang không gặp tình trạng nào quá tải kể trên. Trong tương lai nếu như có vấn đề thì mình cũng xác định chính xác nó đang vượt khả năng chịu tải của router mikrotik nên chỉ cần nâng cấp cục này lên là được.

💡
Có một sự thật là thiết bị mạng bạn chỉ nên sử dụng tới tối đa 80% công suất của nhà sản xuất. Cho dù CPU và RAM vẫn đang ở mức an toàn nhưng thực chất có thể đang bị quá tải tại một số thời điểm

Cấu hình mạng hiện tại mình đang sử dụng

Số lượng thiết bị kết nối đồng thời của mình lên tới >50 thiết bị lúc cao điểm

Cấu hình mạng hiện tại của mình

Với nhu cầu handle số lượng thiết bị đồng thời lớn cũng như cân bằng tải nên mình sử dụng riêng 1 thiết bị cho việc quay PPPoE, nhà mạng thông thường cung cấp thiết bị tất cả trong 1 (vừa quay PPPoE, cấp DHCP, Phát WiFi). Bạn cũng có thể nâng cấp AP phát WiFi trước để phủ sóng mạng toàn nhà qua giao thức mesh. Nếu vẫn chưa ổn mới cần tới phương án hiện tại của mình

  • AP phát wifi: Ruijie EW1200G-PRO (6 cái)
  • Converter từ Quang to LAN: FPT Converter, Viettel Router (kêu nhà mạng cấp và cấu hình)
  • Router quay PPPoE & cấp DHCP: Mikrotik 750Gr3
  • Chia cổng LAN: Switch cỏ 1Gps

Mình sử dụng 2 line cáp quang để đảm bảo kết nối ổn định cho công việc. Thà lắp 2 nhà mạng còn hơn nâng giá cao cho 1 nhà mạng. Sử dụng Mikrotik cân bằng tải để chia lưu lượng sử dụng đều cả 2 line

Các vấn đề thường gặp với Network

  • Mik brigde LAN rất kém, tránh cắm nhiều cổng dễ loop package. Mua thêm Switch để mở rộng kết nối qua nhiều dây LAN thay vì cố tận dụng các cổng LAN hiện tại
  • Hard reset Mik cần giữ cả nút Mode cả reset thì mới truy cập được theo hướng dẫn trên trang chủ
  • Muốn mở port IP động phải set thêm Address list trong firewall. Nhớ gọi lên tổng đài yêu cầu mở port, mặc định nhà mạng sẽ đóng
  • Trên PC nếu tắt firewall sẽ không kết nối để check được trạng thái PC, không Wake on LAN được

Nếu thấy nội dung bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân. Đừng quên để lại email để theo dõi Geek Playground. Chân thành cám ơn các bạn và hẹn gặp lại trong những nội dung kế tiếp ❤️

Bạn đã đăng ký thành công vào Geek Playground
Tuyệt vời! Tiếp theo, hoàn tất thanh toán để có quyền truy cập đầy đủ vào Geek Playground
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt đầy đủ, bạn hiện có quyền truy cập vào tất cả nội dung.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Cập nhật thông tin thanh toán không thành công.